Sách - Nợ Nần Và Quỷ Dữ - Adair Turner

Tác giả: Adair Turner | Xem thêm các sản phẩm Sách doanh nhân của Adair Turner
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Kinh Tế || Sách - Nợ Nần Và Quỷ Dữ - Adair Turner
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Nợ Nần Và Quỷ Dữ - Adair Turner

Công Ty Phát Hành : Tân Việt
Nhà Xuất Bản : NXB Hồng Đức
Tác Giả : Adair Turner
Năm Xuất Bản : 2019
Số Trang : 377
Kích Thước : 16 x 24 cm
Loại Bìa : Bìa Mềm


Tác giả: Adair Turner (Cựu Chủ tịch, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Anh)

Dịch và Hiệu đính: Thái Duy Tùng – Trần Mạnh Cường

Lời giới thiệu cho bản tiếng Việt

Từ các cuộc khủng hoảng …

Năm 2006 tôi ngồi uống cà phê bên bờ biển Vina del Mar, gần thủ đô Santiago của Chile thư giãn sau buổi làm việc cùng các đồng nghiệp đại diện các Ngân hàng Nhà nước Đức, Tây Ban Nha và Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC), tôi đại diện nước Pháp, trong cuộc họp với Liên minh Ngân hàng Nhà nước Nam Mỹ. Ông Mark Schmidt, Giám đốc của FDIC quản trị vùng Đông nam nước Mỹ gồm 12 bang, diễn tả sự bàng hoàng của mình trước tình trạng nợ tư nhân phát triển ngoài tầm kiểm soát và mất vốn đang bị đe dọa của các ngân hàng thương mại khi thị sát bang Florida. Tôi còn nhớ mãi đến sau này khi xem một cảnh tương tự trong bộ phim The Big Short kể lại tay đầu cơ Mark Baum đã làm giàu bằng cách nào từ cuộc khủng hoảng vay nợ địa ốc. Câu chuyện đời thực bắt đầu từ năm 2004 khi thị trường địa ốc vay nợ vượt kiểm soát, cho đến khi Mark Baum đánh cuộc ngược lại Phố Wall và thắng một tỷ rưỡi đô la. Cuốn sách bạn đang cầm trong tay là một dụng cụ vô giá để hiểu các động cơ kinh tế, các suy diễn, tính toán sai lầm đã xảy ra trước, trong, và sau, cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ giai đoạn 1929-1933.

Chúng ta có hai cách nhìn lại cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ nợ vay ngân hàng và chuỗi sự kiện đã châm ngòi cho bốn, năm cuộc khủng hoảng kế tiếp. Một mặt, sau khi khủng hoảng nợ vay Mỹ gây khủng hoảng hệ thống ngân hàng và phá sản Lehman Bro. (2008) kinh tế quốc tế trải qua khủng hoảng chính trị Hy Lạp và khiến cả nền kinh tế nước đó lâm vào cảnh thắt lưng buộc bụng và suy thoái, kéo theo sự mất niềm tin ở Liên Minh Châu Âu, khiến đầu tư vốn giảm sút và dẫn đến khủng hoảng thị trường chứng khoán Trung quốc, năm 2015. Theo lăng kính này (của Ngân hàng và Quỹ Tiền tệ Quốc tế) thì phải hủy diệt mầm mống nguy cơ từ gốc rễ là việc vay nợ. Họ dựa vào các mô hình kinh tế vỹ mô xây dựng theo lý thuyết mà các nhà kinh tế đang dạy trong các trường đại học danh tiếng, thúc đẩy các Ngân hàng Nhà nước các xứ Âu Mỹ Nhật áp dụng. Mặt kia, nhìn theo lăng kính xã hội và nhân lực, khung chính sách kinh tế cần phải đảm bảo niềm tin bằng cách thích nghi với hoàn cảnh tâm lý quốc nội. Như thế dânnhờ việc làm và hoạt động sản xuất tăng nhanh hơn nợ, thay vì giảm nợ mà mất việc trong cuộc suy thoái.

… đến chức năng điều hành và bắt mạch kinh tế

Điểm đáng nói là, ông Adair Turner nêu lên rất đúng một đặc trưng rất lớn của lăng kính thứ nhất: tuy rằng dựa trên các mô hình kinh tế cổ điển, nhưng cách tiếp cận thứ nhất lại quên rằng các mô hình kinh điển đó hoàn toàn không biết, không muốn, không dám, hay không thể mô hình hóa một loại tác nhân rất quan trọng, nằm ngay trung tâm cơn bão: các ngân hàng. Lý thuyết kinh tế cổ điển coi tiền chỉ là một cái màn phủ không có tác động thực. Nói đúng hơn thì, mô hình kinh tế cổ điển không phác họa các “tác nhân” mà chỉ diễn tả biến động kinh tế qua các “hàm”: tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu, sản xuất … Với lối tư duy đó, mục đích của chính sách kinh tế không nhằm khớp hành vi của số đông tác nhân (người tiêu dùng, nhà công nghiệp, quỹ đầu tư …) với hành vi của một tác nhân điều hành (nghĩa là ngân khố, hay ngân hàng nhà nước, bộ kinh tế …) mà là điều chỉnh một hàm toán học bằng đầu ra của một hàm toán học khác.

Trường hợp Việt Nam lại càng phức tạp hơn: Trong các nước Âu Mỹ Nhật ngày nay, sự độc lập của Ngân hàng Nhà nước đối với chính phủ là một giáo điều phải tôn trọng trên hết. Ở guồng máy hành chính nước ta, ngân hàng nhà nước tuân thủ chính phủ, và không bó buộc bởi một “sứ mệnh” rõ ràng không thay đổi như ngăn chặn lạm phát, hoặc bảo vệ trị giá VNĐ, hoặc trợ giúp tăng trưởng sản lượng quốc gia, mà uyển chuyển thay đổi theo hoàn cảnh. Thực ra, ngân hàng nhà nước ta hoạt động như ở phần lớn các nước tiên tiến trước thập niên 1970, tức là như cánh tay mặt của chính phủ, chuyên cấp tiền, trong khi Ngân khố là cánh tay trái, chuyên thu thuế. Trong khuôn khổ nhiệm vụ “Chi” – chẳng hạn để thực thi chiến lược phát triển công nghệ sau Thế Chiến thứ hai ở Pháp – ngân hàng nhà nước có quyền in giấy bạc và cho chính phủ vay nợ đến bất kỳ mức nào. Trong bối cảnh đó, không dễ mà định hướng chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách thanh khoản liên ngân hàng. Vậy câu hỏi đặt ra là làm gì, làm sao, để sở hữu một phương tiện xây dựng một bộ chính sách vỹ mô thích nghi để bắt mạch, chẩn bệnh và cho thuốc để điều hành một nền kinh tế?

Nợ và tiền tệ: công cụ hay cứu cánh?

Ai cũng biết tiền LÀ gì. Còn Tiền (với T hoa) để LÀM gì, thì cho tới gần đây, mọi nhà kinh tế đều đồng ý là có ba chức năng: phương tiện giao dịch, thước đo giá trị và công cụ dự trữ. Cả ba chức năng đó dựa trên niềm tin của người dân đối với đồng tiền. Bởi thế, đường lối điều hành
Giá MIY
Liên kết: Son thỏi căng mọng New Bold Sheer Glow Lipstick fmgt The Face Shop