Combo Đối Mặt Với Kẻ Thù Nguy Hiểm Nhất: Dịch Bệnh - Kẻ Thù Nguy Hiểm Nhất + Hệ Miễn Dịch

DỊCH BỆNH - KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT Cuốn sách này là kết quả của sự tham gia, quan sát, để tâm, các điều tra vụ dịch, nghiên cứu, chương trình của tác giả, và sự phát triển của chính sách trên chiến t...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo Đối Mặt Với Kẻ Thù Nguy Hiểm Nhất: Dịch Bệnh - Kẻ Thù Nguy Hiểm Nhất + Hệ Miễn Dịch

DỊCH BỆNH - KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT

 

Cuốn sách này là kết quả của sự tham gia, quan sát, để tâm, các điều tra vụ dịch, nghiên cứu, chương trình của tác giả, và sự phát triển của chính sách trên chiến tuyến chống lại các vấn đề y tế công cộng nổi cộm hiện đại.

Chính như tên của cuốn sách, bệnh truyền nhiễm là kẻ thù nguy hiểm nhất nhân loại từng đối mặt. Không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân riêng biệt, bệnh truyền nhiễm có thể tác động đến cả cộng đồng, đôi khi còn trên quy mô dân số.

Với 21 chương được trình bày một cách khá tóm tắt, luôn khu trú vào mục tiêu là những kẻ thù nguy hiểm nhất, với cách khai thác các thông tin liên quan tới kẻ thù nguy hiểm đó bằng những câu hỏi kinh điển: Who (ai), What (cái gì), When (khi nào), Where (ở đâu), and Why (tại sao) và chữ How (như thế nào) lúc nào cũng phải có trong các giáo trình giảng dạy dịch tễ học, các tác giả dẫn dắt chúng ta như cách các thám tử điều tra một vụ án trong suốt hơn 400 trang sách bằng việc kể lại những câu chuyện của chính bản thân. Sáu chương đầu sẽ trình bày những câu chuyện, trường hợp và các chi tiết liên quan để dựng nên bối cảnh cho phần còn lại của cuốn sách. Từ đó, những nguy cơ và thách thức cấp bách nhất sẽ được bàn luận, cũng như các phương pháp thiết thực để giải quyết chúng.

Các tác giả đã mở rộng để chúng ta dần nhận thấy rằng logic nhân-quả thực sự quan trọng trong suy luận dịch tễ học, không chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra căn nguyên các vụ dịch và các con đường phát tán, mà còn cả trong dự đoán về những viễn cảnh hủy diệt do sự tham lam, hay vì sự vô tâm của cả những người chưa có kiến thức đầy đủ, và đáng quan tâm hơn cả là dã tâm của những thế lực thù địch và những kẻ làm khoa học “tâm thần” sử dụng khoa học vào những mục tiêu ngược lại với sự phát triển cũng đã được cảnh báo như ở chương 10. Theo đó, ở một mặt vi sinh vật biến đổi rất nhanh để thích nghi; và ở phía còn lại, loài người mặc dù biến đổi chậm hơn về mặt sinh học nhưng cũng phát triển rất nhanh về số lượng, tạo thành một quần thể khổng lồ hàng tỷ người thay vì chỉ là hàng triệu như đầu thế kỷ 19. Thử hình dung cách mà người và động vật ngày nay di chuyển khắp thế giới dễ dàng và nhanh chóng tới nhường nào, không khó để nhận ra nguy cơ lớn đến mức nào nếu như kẻ thù nguy hiểm nhất ấy thích nghi cả trên quần thể người và động vật! Hơn thế nữa, khoa học đã giúp các vi sinh vật nhỏ nhoi đó biến đổi để nhân lên nhiều hơn, với mục đích phục vụ lợi ích phát triển của con người. Nhưng với những ý đồ xấu thì sao? Đây là những câu hỏi rất khó trả lời và thực tế là chưa có những câu trả lời thỏa đáng! Khoa học cần phát triển, nhưng cũng không thể để xảy ra những hậu quả không thể khắc phục được! Nhưng những băn khoăn vẫn còn đó. Các tác giả sẽ chia sẻ chi tiết với bạn ở chương 10 và Chương 11 về khủng bố sinh học nữa.

Chương 16 diễn tả chi tiết những vấn đề nan giải không kém và thực tế đây là một trong những mối lo ngại lớn nhất của YTCC. Kháng thuốc đang diễn ra với tốc độ ngày một nhanh hơn trong khi, vì nhiều lý do việc lạm dụng kháng sinh và tăng cường cho sự ra đời của những kháng sinh mới cũng đang tăng tốc để cạnh tranh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Với tình trạng này, những giải pháp mang tính không đặc hiệu đã được gợi ý ở Chương 17. Gọi là những giải pháp không đặc hiệu, nhưng thật ra đó là những lời giải có rất có hiệu quả, tương tự như trong việc khống chế COVID19 thì vaccine được coi là giải pháp đặc hiệu còn những gì cho tới nay chúng ta đang làm là các giải pháp không đặc hiệu (kể cả đó là điều trị - vì căn nguyên chính là virus thì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu! Việc điều trị chỉ giúp người bệnh hấp thụ được oxy trong trường hợp không thể tự thở được là một ví dụ). Nhưng những biện pháp mà chúng ta đang áp dụng với COVID19 lại rất có hiệu quả mặc dù được gọi là không đặc hiệu!                              

Những chương tiếp theo giới thiệu về nguy cơ, về các loại dịch bệnh cần ưu tiên ở mức toàn cầu, về vaccine, về các vector nguy hiểm tồn tại dai dẳng trong khi những tiến bộ vẫn chỉ dừng lại ở việc mô tả tương lai của đầu ra của khoa học cũng đã được các tác giả chia sẻ rõ ràng với độc giả như vắc-xin liên quan tới sốt rét, HIV Tất cả đều là những thông tin cập nhật thậm chí cả với các đồng nghiệp đang thực hành YTCC trong nhiều hệ thống y tế quốc gia.

Cuốn sách mong muốn mang lại cho độc giả một mô hình đánh giá nguy cơ của những đợt bùng phát dịch bệnh trong Thế kỷ 21. Khi đối phó với bệnh truyền nhiễm, chúng ta cần xác định và tìm hiểu những căn bệnh này cùng với khả năng gây rối loạn kinh tế, chính trị, xã hội hoặc sự ổn định của các vùng lãnh thổ, hay thậm chí toàn cầu. Và mặc dù tình hình bệnh tật và tử vong hiển nhiên là những mối quan tâm chính, chúng không phải vấn đề duy nhất. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phân biệt rạch ròi giữa những thứ có thể khiến mình tử vong với những thứ gây đau đớn, sợ hãi, hay chỉ đơn giản là làm chúng ta khó chịu. Chính bởi vậy, chúng ta không phải lúc nào cũng đưa ra các quyết định hợp lý về việc phân bổ các nguồn lực, định hướng chính sách, và một cách thẳng thắn, định hướng cả nỗi sợ nữa.

Kể cả một đất nước giàu có cả về tiền bạc lẫn trí thức và khoa học như nước Mỹ vẫn đang còn quá nhiều hoạt động đang bị bỏ ngỏ, quá nhiều việc phải làm để đảm bảo rằng những nguy cơ quan trọng nhất đã được kiểm soát. Những giải pháp này chắc chắn phải bao gồm cả những khía cạnh chính sách, vì như các tác giả đã chỉ ra một cách đầy kinh nghiệm và rõ ràng rằng nếu không có sự hỗ trợ của chính sách tốt thì mọi cố gắng chuyên môn đều trở nên ít tác dụng, thậm chí thất bại. Nếu không có chính sách, nghiên cứu sẽ không có phương hướng, và chúng ta sẽ chỉ chạy từ cơn khủng hoảng này qua cơn khủng hoảng khác mà không bao giờ lường trước được gì và cũng chẳng đi đến tận cùng vấn đề. Khoa học và chính sách cần phải được kết hợp để tạo ra hiệu quả.

Không giống như phim ảnh hay báo chí dùng những hình ảnh kinh dị để thu hút sự quan tâm của mọi người, tác giả không cố tô hồng hay trầm trọng hóa những thách thức khi đối với kẻ thù nguy hiểm nhất. Thứ cuốn sách muốn mang lại là sự thực tế. Cách duy nhất để chúng ta có thể đối diện và giải quyết mối nguy luôn luôn tồn tại của bệnh truyền nhiễm là hiểu các thách thức, để tránh cho điều không thể tưởng tượng nổi biến thành điều không thể tránh khỏi.

Nếu cố gắng thay đổi hệ quả của việc không hành động, chúng ta có thể thay đổi lịch sử theo hướng tích cực, thay vì chỉ hồi tưởng và giải thích ở thì quá khứ. Nhờ những thành tựu trong lĩnh vực y tế công cộng, cùng hàng nghìn con người, hàng triệu người chưa được sinh ra sẽ không phải gánh chịu căn bệnh đậu mùa. Cơ hội thay đổi cuộc sống loài người vẫn còn đó, nếu chúng ta nhận ra và cùng chung tay hành động.

Về tác giả:

TS. THS. MICHAEL T. OSTERHOLM

Giáo sư Danh dự, Chủ tịch danh dự Y tế Công cộng Đại học Minnesota

Người sáng lập và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách Bệnh Truyền nhiễm – CIDRAP, Đại học Minnesota.

Nhà dịch tễ học nổi tiếng thế giới, nguyên chuyên gia dịch tễ bang Minnesota và trưởng ban Dịch tễ Bệnh Cấp tính. Ông đóng vai trò trưởng nhóm điều tra nhiều vụ bùng phát dịch có tầm quan trọng cấp quốc tế, bao gồm các bệnh lây truyền qua thực phẩm, hội chứng sốc độc tố, sự lây truyền của viêm gan B trong cơ sở y tế và lây nhiễm HIV của nhân viên y tế.

MARK OLSHAKER

Nhà làm phim tài liệu từng đạt giải Emmy và tác giả ăn khách số một theo đánh giá của New York Times

Loạt sách ông đồng tác giả với đặc vụ FBI John Douglas, bao gồm Mindhunter hiện được làm thành series phim ăn khách trên Netflix, đã bán được hàng triệu bản trên thế giới, được dịch ra nhiều ngôn ngữ, và mang đến góc nhìn khác biệt và thú vị về khoa học hành vi và phân tích điều tra tội phạm.

HỆ MIỄN DỊCH: KHÁM PHÁ CƠ CHẾ TỰ PHÒNG CHỮA BỆNH CỦA CƠ THỂ NGƯỜI

 

Cơ thể con người có khả năng chiến đấu với bệnh tật và tự chữa lành vết thương là một trong những bí ẩn và tuyệt tác của thiên nhiên. Đó gọi là hệ thống miễn dịch, nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc tự bảo vệ sức khỏe của con người.
Hệ miễn dịch vô cùng phức tạp nhưng cũng không kém phần lý thú. Trong những năm gần đây, nghiên cứu miệt mài đã dẫn đến những tiến bộ lớn trong việc chúng ta nắm bắt thế giới nội tâm tuyệt đẹp này: Khi chúng ta bị ốm hoặc bị thương, một mạng lưới rộng lớn và phức tạp của các tế bào chuyên gia, protein điều hòa và các gen chuyên dụng lập tức hình thành cơ chế phòng vệ trong cơ thể, nỗ lực triệt hạ những vi khuẩn xâm nhập hoặc tấn công những khối u đang phát triển. Nó mạnh mẽ hơn nhiều so với bất kỳ loại thuốc nào từng được phát minh.
Trong cuốn sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng chữa bệnh của cơ thể người, nhà miễn dịch học hàng đầu Daniel M. Davis đã ví von rằng, nghiên cứu hệ miễn dịch trong cơ thể con người cũng giống như nghiên cứu những vì sao và ngân hà trong vũ trụ của chúng ta vậy. Tác giả đưa cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về bức tranh rộng lớn của hệ miễn dịch, cùng những câu chuyện về hành trình khám phá ra những mảnh ghép của bức tranh ấy.
Cuốn sách được chia ra làm hai phần: Phần đầu tiên giải thích những khái niệm cơ bản về sức đề kháng, đồng thời kể về hành trình khám phá các tế bào cùng các cơ chế phức tạp trong hệ miễn dịch. Phần thứ hai bàn về những nghiên cứu hiện đại về việc những tác nhân khác nhau ảnh hưởng thế nào đến hệ miễn dịch của chúng ta.

Hành trình khám phá đi từ những phát kiến kéo dài nhiều thập kỷ của các nhà khoa học tiên phong, từ những thí nghiệm đầu tiên về vắc xin tiêm chủng bệnh đậu mùa vào những năm 1720, cho đến những tiến triển vượt trội trong lĩnh vực điều trị ung thư bằng hệ miễn dịch. Việc nghiền ngẫm cuốn sách này sẽ giúp chúng ta có những khái niệm đầu tiên về sự phức tạp của “vũ trụ hệ miễn dịch” bên trong ta. 

+ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:

“Một trong những cuốn sách khiến bạn nhìn mọi thứ về con người theo một cách mới, đầy thách thức và ly kỳ.” – Stephen Fry
“Davis để lại cho độc giả một lời nhắc nhở rằng, đối với tất cả những tiến bộ khoa học được mô tả trong cuốn sách, hệ miễn dịch của con người vẫn mạnh hơn nhiều so với bất kỳ loại thuốc nào chúng ta đã nghĩ ” – Publishers Weekly
“Một cuốn sách tuyệt vời của một người kể chuyện và cũng là nhà khoa học tài ba, xem xét quá khứ và tương lai của khả năng chống lại bệnh tật và tự chữa lành của cơ thể” – Adam Rutherford, Guardian

+TRÍCH ĐOẠN HAY:

“Mỗi chúng ta phản ứng với mầm bệnh theo cùng một cách, nhưng chỉ ở mức độ tương đối. Lý do mà một số người trong chúng ta có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nặng từ nhiễm trùng cúm là do sự thay đổi trong các gen đáp ứng interferon của chúng ta. Chẳng hạn, khoảng 1 trên 400 người châu Âu có một phiên bản không có chức năng của một trong những gen kích thích bởi interferon được gọi là IFITM3.68 Thông thường, protein được tạo ra từ gen IFITM3 can thiệp vào cách virus cúm xâm nhập vào các tế bào, mặc dù vẫn chưa hiểu được một cách chính xác. (Chúng ta biết rằng gen này có chức năng tương tự ở động vật, bởi vì chuột được biến đổi gen để thiếu gen này dễ bị nhiễm trùng hơn.) Và những người có phiên bản không có chức năng của gen này sẽ thiếu đi thành phần của hàng rào miễn dịch chống virus. Trong năm 2012, dạng không có chức năng của gen này đã được thấy là đặc biệt phổ biến ở những người nhập viện do nhiễm cúm. Những người được chăm sóc đặc biệt có khả năng có gen khiếm khuyết gấp mười bảy lần.69 Các biến thể của gen này cũng đặc biệt phổ biến ở người Nhật Bản và người Trung Quốc.70 Vì điều này, người Nhật Bản và Trung Quốc có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nặng từ cúm, nhưng điều này vẫn cần được kiểm tra trực tiếp.71”

+TÁC GIẢ:

Daniel M. Davis (sinh năm 1970)
Giáo sư ngành miễn dịch học tại Đại học Manchester, Anh. Bằng việc sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu sinh học tế bào miễn dịch, ông đã giúp tìm hiểu cách các tế bào miễn dịch tương tác với nhau như thế nào. Cuốn sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng chữa bệnh của cơ thể người từng được đề cử cho giải thưởng sách khoa học năm 2018 của Hiệp hội Hoàng gia London. Một cuốn sách khác của ông là Gen tương hợp (The Compatibility Gene) cũng nhận được sự đánh giá cao từ đông đảo độc giả.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá BLERF

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhAlpha Books
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Dân Trí
SKU2456411511310
Liên kết: Sữa dưỡng sáng hồng da ngừa lão hóa Yehwadam Plum Flower Revitalizing Emulsion (140ml)